Welcome

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

USING YOUR COMPUTER, SMARTPHONE HOW TO GOOD FOR THE EYES?


 Dùng máy tính, Smartphone thế nào để tốt cho mắt?


Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, việc phải ngồi trước máy tính, hay sử dụng smartphone và máy tính bảng liên tục trong thời gian dài là nhưng chuyện bình thường. Điều này dẫn tới việc đôi mắt của bạn trở nên mệt mỏi vì phải làm việc quá sức. "Thủ phạm" ở đây chính là màn hình chiếc desktop, laptop, máy tính bảng và smatphone mà bạn đang sử dụng.Vậy, làm cách nào để có thể giữ cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn được an toàn? Những giải pháp được Vision Council tư vấn dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào các tác động xấu từ màn hình đến đôi mắt của mình.


Điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh:
 Điều chỉnh độ sáng màn hình ở mức phù hợp, hạn chế sử dụng các hình nền có màu quá sáng. Nếu có điều kiện, bạn nên trang bị cho màn hình 1 dạng tấm lọc giảm chói.
- Giảm cường độ ánh sáng trong phòng xuống và tránh nguồn sáng quá gắt từ bên ngoài cũng góp phần làm giảm độ chói của màn hình.
- Thường xuyên vệ sinh và làm sạch bụi trên màn hình.
- Giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt bạn và màn hình.
- Đặt màn hình thẳng trước mặt và dưới tầm mắt bạn một chút, lưu ý không nên để màn hình bị nghiêng.
- Tăng kích thước khung chữ sao cho mắt bạn cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.

Ngoài ra, bản thân bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau:
 - Thường xuyên chớp mắt để mắt không bị khô khi nhìn quá lâu vào màn hình máy tính.
- Áp dụng luật 20-20-20: Cứ mỗi 20 phút – Cho mắt nghỉ ngơi 20 giây – Bằng cách nhìn xa ra 20 feet (khoảng 6 mét).
Cuối cùng, dưới đây là hai hình ảnh minh họa giúp bạn biết được tư thế đúng khi ngồi trước máy tính và khi sử dụng các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet:

Giảm mệt mỏi khi ngồi máy tính bằng vài động tác đơn giản

 1. Điều chỉnh tư thế ngồi
Bạn nên ngồi thẳng lưng, vai duỗi về phía sau và mắt ngang hàng với màn hình máy tính. Nếu lưng ghế của bạn có thể điều chỉnh được, hãy xoay nó nghiêng về phía sau ở một góc lớn hơn 90 độ. Đừng tì cổ tay lên bàn phím hoặc lót chuột vì điều đó sẽ dẫn đến hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome với triệu chứng là đau, yếu cổ tay hoặc mất cảm giác). Giữ 2 chân gập ở phần đầu gối sao cho đầu gối hơi cao hơn hông một chút và đặt 2 bàn chân trên sàn phẳng.
2. Làm những động tác duỗi cơ đơn giản.
Ngay cả khi đang ngồi, bạn cũng có thể tập duỗi cánh tay, cẳng chân và cổ. Những động tác này sẽ giúp loại trừ cảm giác tê cứng.
- Cổ: để thực hiện bài tập cho cổ, bạn chỉ cần từ từ nghiêng đầu về phía trước/sau và nhìn sang 2 bên. Đừng bao giờ xoay đầu quá nhiều, bạn có thể gặp phải nguy cơ gãy đốt sống.
- Vai: xoay vai 10 lần về phía trước và 10 lần về phía sau.
- Cổ tay: xoay cổ tay 10 lần xuôi và 10 lần ngược chiều kim đồng hồ. Hãy nhớ làm như vậy mỗi tiếng đồng hồ, bài tập này rất quan trọng cho sức khỏe của những “anh hùng bàn phím”.
- Cổ chân: xoay giống cổ tay nhưng là 3 lần theo mỗi hướng. Bài tập này sẽ giúp lưu thông máu và tránh tê chân khi phải ngồi nhiều.
- Bụng và mông: co cơ bụng và mông, giữ vài giây sau đó thả ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài phút.
- Bắp chân: khi đang ngồi, hãy nhấc bàn chân lên (nhưng vẫn giữ gót chân) trên mặt đất) rồi thả xuống. Làm như vậy liên tục cho đến khi bạn thấy mỏi chân. 10 phút sau lại thực hiện tiếp, và lặp lại quy trình này trong khoảng một giờ. Bài tập này thực sự đơn giản, dễ thực hiện và sẽ đẩy lui hiện tượng tụ máu bắp chân.
3. Đứng lên và đi lại
Cứ mỗi nửa tiếng đồng hồ, bạn nên đứng dậy và đi lại quanh phòng một chút. Hỏi han đồng nghiệp, đi đến cửa sổ hoặc lấy một cốc nước – tất cả những việc này sẽ giúp cơ thể tuần hoàn máu và đốt cháy calo tốt hơn. Nếu có thể nghỉ dài, hãy ra khỏi tòa nhà, đi bộ bằng cầu thang thay vì dùng thang máy. Hít thở không khí trong lành cũng giúp đầu óc thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.
4. Thư giãn mắt
Sau 30 phút làm việc bên máy vi tính, bạn nên rời mắt khỏi màn hình và nhìn xung quanh phòng (tập trung quá lâu vào một chỗ rất có hại cho mắt). Hãy nhìn bất kì thứ gì – bàn làm việc của sếp, đồng hồ, chậu cây hoặc cửa sổ v.v… Động tác đơn giản này giúp thư giãn mắt và giảm đau đầu một cách đáng kể. Một kĩ thuật khác cũng hữu hiệu không kém là xoa 2 bàn tay vào nhau rồi đặt lên 2 mắt.
Nếu bạn có thể, hãy sử dụng màn hình LCD – chúng tương đối dễ chịu hơn cho mắt. Đừng ngần ngại nhấn Ctrl + để tăng font chữ khi thấy khó đọc, vì nheo mắt cũng không tốt cho sức khỏe của bạn.
5. Tận dụng thời gian khởi động máy hoặc chờ download để tập thể dục

Trong những lúc phải chờ đợi, bạn nên tranh thủ thực hiện các bài tập. Nếu có một không gian đủ riêng tư, hãy thử những bài tập ngắn như hít đất, ép bụng hoặc chạy/nhảy tại chỗ trong vài phút. Thậm chí ngay cả lúc đang nghe điện thoại, bạn cũng có thể tranh thủ duỗi các nhóm cơ.
6. Tập với dụng cụ

Nếu bạn có điều kiện, hãy tìm dây đàn hồi ở các cửa hàng thể dục dụng cụ. Chúng khá nhỏ, tiện lợi và có thể đặt ngay cạnh bàn làm việc bất cứ lúc nào. Khi bạn phải đọc tài liệu và không cần đánh máy, hãy tranh thủ tập tay bằng cách kéo dãn sợi dây này. Đây là cách tập nhẹ nhàng để giúp bạn có 2 cánh tay chắc khỏe và đều nhau.
7. Hít thở sâu

Hãy dùng tay ép bụng khi hít vào, sau đó thả tay ra khi thở. Đừng quên tận hưởng không khí ngoài trời bất cứ lúc nào bạn có thể.
8. Đặt chai nước trên bàn làm việc

Bạn nên tạo cho mình thói quen uống thật nhiều nước trong một ngày làm việc. Đây chính là cách giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và đầu óc luôn tỉnh táo.

Kết luận:
Hãy nhớ rằng, ngồi nhiều bên máy vi tính không hề tốt cho sức khỏe, nó thậm chí có thể làm chúng ta giảm tuổi thọ. Khi các cơ không được hoạt động, cơ thể tuần hoàn kém đi và bạn sẽ trở nên mệt mỏi, do đó làm giảm hiệu quả công việc. Thậm chí cả những tư thế ngồi lệch lạc cũng có thể gây chấn thương lâu dài cho cơ thể.
Đừng ngần ngại thực hiện những bài tập này, đôi khi chỉ 5 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn một cách đáng kể. Tất nhiên đó không phải là tất cả. Nếu có điều kiện, bạn hãy tập thể dục thể thao thường xuyên sau giờ làm việc để cơ thể thật khỏe mạnh nhé.

 Nguồn tham khảo: Internet