Welcome

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

10 DEADLIEST WORLD EVENTS IN HUMAN HISTORY


10 sự kiện đẫm máu nhất lịch sử loài người


Trong suốt lịch sử nhân loại, đã có nhiều sự kiện thế giới đã nhìn thấy vô số trường hợp tử vong và tàn phá trên diện rộng. Mười mục trong danh sách này được xếp hạng theo số ca tử vong. Trong khi một số sự kiện kéo dài một vài năm, những người khác xảy ra qua nhiều thế kỷ. Từ những ước tính số người chết luôn được tranh cãi. Các sự kiện 'nhân tạo' - thảm họa thiên nhiên không bao gồm trong danh sách này.

10. Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương

Nạn buôn bán nô lệ bắt đầu vào khoảng thế kỉ thế kỉ 16 và thực sự bùng nổ trong suốt thế kỉ 17. Mãi đến thế kỉ 19, nạn buôn bán người mới bị xóa bỏ hoàn toàn. Có đến 25 triệu người Phi và Mỹ La-tinh là nạn nhân của chế độ nô lệ dưới thời thực dân Châu Âu và nhiều người trong số họ đã bị chôn tập thể, bị ném xác xuống biển hoặc bỏ mạng trong rừng. Người ta ước tính rằng cứ với mỗi 10 nô lệ trên một con tàu thì có đến bốn người chết vì bị ngược đãi.




9. Nhà Nguyên tàn lụi, nhà Minh lên ngôi

Triều đại nhà Nguyên được thành lập bởi Hốt Tất Liệt, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, vào khoảng năm 1260. Đây được coi là một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Trung Hoa, chỉ một thế kỷ khi nó sụp đổ vào năm 1368. Những năm thoái trào của nhà Nguyên tạo nên một cảnh hỗn loạn, những cuộc chiến giữa các bộ lạc xảy ra liên miên, chính trị bất ổn, nạn đói hoành hoành. Con số thương vong là vô cùng lớn. Sau đó, nhà Minh đã chấm dứt tình trạng này,lên nắm quyền cai trị và ổn định lại Trung Hoa.

8. Loạn An Sử

Đây là một cuộc phản loạn mang quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Cầm đầu cuộc phản loạn này là An Lộc Sơn ( vốn là một Tiết Độ Sứ của triều đình) và thuộc hạ là Sử Tư Minh. An Lộc Sơn tự tuyên bố là Thánh Vũ Hoàng đế, lập ra một triều đại mới có quốc hiệu là Yên, chống đối triều đình. Chỉ sau 8 năm, cuộc bạo loạn này đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người, còn triều đại nhà Đường thì không bao giờ có thể trở lại thời kì hưng thịnh được nữa.

7. Bạo loạn ở Thái Bình

Cũng tại Trung Quốc, một ngàn năm sau, vào năm 1850. Đây là thời kì mà nhà Thanh đang cai trị Trung Quốc với sự giúp đỡ của người Pháp, người Anh và Mỹ. Trước cuộc nổi loạn lớn này họ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị lớn, thuốc phiện được người Châu Âu mang sang lan tràn khắp nơi, cùng với đó là những thảm họa thiên nhiên. Vì vậy đã dẫn đến cuộc nổi loạn của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỉ 19. Hồng thành lập Thái Bình Thiên Quốc và một cuộc chiến khốc liệt bắt đầu. Đây được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỉ 19 ở Trung Quốc, gây ra thương vong khoảng 40 triệu người.

6. Nạn đói lớn ở Trung Quốc

 Giai đoạn 1958 – 1961 là một bài học đắng cay trong thời kì phát triển của đất nước này. Việc áp dụng triệt để những chính sách kinh tế như Đại nhảy vọt, Chiến dịch diệt chim sẻ trong một thời gian rất ngắn, đã gây ra một nạn đói khủng khiếp hoành hoành khắp Trung Hoa.

Cho đến đầu thập kỷ 1980, lập trường của chính phủ Trung Quốc, họ vẫn gọi nạn đói trên là "3 năm thiên tai", rằng nạn đói phần lớn là do một loạt các thiên tai bị làm phức tạp hóa thêm bởi các lỗi hoạch định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bên ngoài Trung Quốc nhìn chung đồng ý rằng các thay đổi về chính sách và các thể chế đi theo cuộc Đại nhảy vọt là các nhân tố chính dẫn đến nạn đói lớn này. Vài thập kỉ sau đó, Trung Quốc đã trở một quốc gia hùng mạnh bậc nhất nhưng cái giá họ phải trả là quá lớn.

5. Liên Xô giai đoạn 1917- 1953

 Đây là  ví dụ khác về những sai lầm trong chính sách hoạch định, cố gắng gượng ép thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong thời gian ngắn của một đất nước đông dân bậc nhất bấy giờ : Liên Xô. Dưới thời Liên bang Xô-Viết, từ 1917 đến 1953, hàng triệu người Nga đã bị chết bởi nội chiến, nạn đói, chính sách tái định cư, những cuộc cải tổ và các vấn đề khác. Và người đã ra những chính sách này không ai khác ngoài Joseph Stalin.

Việc mong muốn xây dựng một đất nước vững mạnh nhưng theo lại một chế độ độc tài, những chính sách của ông đã gây ra những thương vong vô cùng lớn. Thật khó hiểu, vào năm 1948, ông lại được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

4. Cuộc càn quét của quân Mông Cổ

 Nếu chọn ra một người đàn ông tàn bạo nhất trong lịch sử, đó chỉ có thể là Thành Cát Tư Hãn. Dưới sự lãnh đạo của ông và con cháu đời sau của mình, đế chế Mông Cổ đã phát triển lớn mạnh nhất chưa từng thấy với diện tích lãnh thổ chiếm khoảng 16% đất liền trên Trái Đất. Quân đội Mông Cổ càn quét khắp Châu Á, giết chết đối thủ bằng sự tàn bạo, thống trị trong suốt gần hai thế kỉ. Con số thương vong do Mông Cổ gây ra có thể còn lớn hơn nữa nếu đế chế này tiếp tục mở rộng bờ cõi sang phía Tây và vào trong Châu Âu.

3. Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Mặc dù trước đó cũng xảy ra nhiều cuộc chiến, nhưng đây mới thực sự là chiến tranh toàn thế giới. Nguyên nhân của cuộc “đại chiến” này khá phức tạp nhưng đúc kết lại đó là do thái độ cứng rắn không khoan nhượng, mâu thuẫn của nhiều phe phái tại Châu Âu tạo nên.

Châu Âu bị chia cắt và kéo theo cả thế giới cùng sa vào vũng bùn của họ. Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham dự của hơn 70 triệu lính, trong đó có đến 60 triệu người Châu Âu. Sau khi kết thúc, hầu hết các quốc gia đều đồng ý không để điều này xảy ra một lần nữa…

2. Chiến tranh Thế giới thứ hai

Sau khi “nghỉ giải lao” một vài năm, cuộc đại chiến lại nổ ra một lần nữa vào năm 1939. Đây là cuộc chiến thảm khốc giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Trong những năm trước đó, thay vì tập trung phát triển đất nước, thì mỗi quốc gia lại thực sự đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với nhiều loại vũ khí mới hoạt động hiệu quả hơn, mang sát thương lớn. Vẫn chưa hết, hàng loạt những quả bom với sức công phá cực mạnh đã được xây dựng. Quân Đồng Minh đã chiến thắng, nhưng đến gần 85% con số thương vong là từ phía họ, lớn nhất là của Liên Xô và Trung Quốc.

1. Chế độ thuộc địa ở Châu Mỹ

 Khi Christopher Columbus, John Cabot và các nhà thám hiểm khác tìm ra Châu Mỹ ở thế kỷ 15, đối với người Châu Âu, nó giống như một buổi bình minh của thời đại mới vậy. Đây thực sự là một thiên đường mà họ gọi là ngôi nhà thứ hai của mình. Tuy vậy, nơi đây không thực sự hoang vắng như họ tưởng, vẫn có rất đông những người bản xứ đang sinh sống.
 Trong những thế kỷ sau, những người Châu Âu đã tổ chức những cuộc càn quét sát hại những người dân bản địa ở cả hai miền của Châu Mỹ. Và đây còn được coi là hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại, với con số thương vong là vô cùng lớn.


 Nguồn tham khảo: Internet